Thành nhà Hồ là công trình kiến trúc bằng đá độc đáo có một không hai tại Việt Nam. Thành được Hồ Quý Ly cho xây vào mùa xuân năm 1397, còn gọi là Tây Đô (hay Tây Giai) để phân biệt với Đông Đô (Thăng Long, Hà Nội). Nơi đây từng là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa vào cuối triều Trần và kinh đô của nước Đại Ngu trong khoảng 7 năm, từ 1400 đến 1407.
Sử cũ chép, vào năm 1397, đất nước đứng trước nạn xâm lăng của nhà Minh, Hồ Quý Ly đã lệnh cho quan Thượng thư Bộ Lại kiêm Thái sử lệnh Đỗ Tĩnh đến thị sát vùng đất Thanh Hoá để xây dựng thành trì, chuẩn bị cho việc định đô. Hồ Quý Ly đã chọn đất An Tôn (nay thuộc xã Vĩnh Tiến và Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc) để xây dựng kinh thành nhằm chuẩn bị cho một cuộc kháng chiến lâu dài, đồng thời cũng là cách để hướng lòng người trong thiên hạ xa lánh, đoạn tuyệt với nhà Trần
Thành nhà Hồ gồm 3 bộ phận, La thành, Hào thành và Hoàng thành. Trong đó, công trình đồ sộ nhất và còn khá nguyên vẹn cho đến ngày nay là Hoàng thành. Toàn bộ mặt ngoài tường thành và bốn cổng chính được xây bằng những phiến đá vôi màu xanh, được đục đẽo tinh xảo, vuông vức, xếp chồng khít lên nhau. Các bức tường thành được ghép từ những khối đá lớn, có phiến dài tới hơn 6 m, ước nặng 20 tấn. Tổng khối lượng đá được sử dụng xây thành khoảng 20.000 m3 và gần 100.000 m3 đất được đào đắp công phu.
Theo sử sách ghi lại trong thành có nhiều công trình như điện Hoàng Nguyên, cung Diên Thọ (chỗ ở của Hồ Quý Ly), Đông cung, Tây Thái Miếu, Đông Thái Miếu… rất nguy nga, tráng lệ chẳng khác gì kinh đô Thăng Long. Tuy nhiên, trải qua hơn 6 thế kỷ tồn tại với rất nhiều tác động của thiên nhiên và con người, hầu hết công trình kiến trúc bên trong Hoàng thành đã bị phá hủy.
Thời ấy chưa có công nghệ vận chuyển hay ghép đá gắn xi măng, vậy làm sao để những bức tường thành được xếp vuông vắn, thẳng đứng và tồn tại đến ngày nay? Điều gì đã giúp người thợ xưa với công cụ thô sơ lại có thể vận chuyển và xây nên tường thành bằng những phiến đá khổng lồ?
Câu trả lời được hé lộ phần nào khi người ta tìm thấy hàng trăm viên bi đá lớn (bằng quả bóng đá), nhỏ (bằng quả cầu mây) trong nhiều lần khai quật khảo cổ. Việc tìm thấy những viên bi đá này giúp củng cố giả thiết người thợ khi xưa đã dùng chúng như con lăn để tời đá từ vùng khai thác (cách vị trí xây thành hàng chục km). Kết hợp với tời và đắp đất, người ta đã đưa những phiến đá lên cao để xây thành.
theo dõi để có thêm nhiều thông tin về thanh hóa ngày nay
kênh
#chothanhhoaonline #thanhnhaho
MÁY TÍNH – MÁY IN – CAMERA – KARAOKE
GIẢI PHÁP KARAOKE HÀNG ĐẦU THaNH HÓA
UPDATA BÀI HÁT ĐẦU KARAOKE VIETKTV,VINA,BTE CẬP NHẬT BÀI HÁT THEO NHU CẦU KHU VỰC THANH HÓA VÀ CÁC TỈNH PHÍA BẮC
BẢO HÀNH SỮA LỖI ĐẦU VIỆT KTV,BTE
TƯ VẤN LẮP ĐẶT CAMERA GIÁM SÁT,ÂM THANH KARAOKE CHUYÊN NGHIỆP LIÊN HỆ 0988248198 OR 0918248198
Nguồn: https://drslubitzandlamping.com
Xem thêm bài viết khác: https://drslubitzandlamping.com/van-hoa/
Xem thêm Bài Viết:
- UBND Tỉnh Kon Tum Tổ Chức Họp Báo Tuyên Bố Chưa Phát Hiện Nạn Phá Rừng Ở Kon Tum 🙂
- CẦN XỬ LÝ NGHIÊM TÌNH TRẠNG VI PHẠM HÀNH LANG GIAO THÔNG
- Giáo dục VN đang trong tình trạng bát nháo và khủng hoảng? – BBC News Tiếng Việt
- CÁC CƠ QUAN ĐẢNG TRUNG ƯƠNG THI ĐUA THỰC HIỆN VĂN HÓA CÔNG SỞ.VTV
- Trường Đại học Văn hóa Hà Nội (huc.edu.vn)
Hay
hay quá sếp ơi.cố gắng nhé
Thành nhà Hồ dep qua ban oi
Di sản văn hóa đẹp quá
Chưa đc đến đây
di sản văn hóa thế giới còn sót lại duy nhất chỉ có ở việt nam. hoành tráng quá
Nha tho dep lam ban
Hay
Quê mình nè! Sẽ một lần về thăm!
Cổng thành nhà Hồ độc đáo thật, tuy nhà Hồ tồn tại không lâu nhưng là giá trị văn hóa cần gìn giữ
Quê tôi ở quảng xương gần bãi tắm C
thành nhà hồ đồ sộ quá
Địa điểm nỏi tiếng quá
Khá hay
Ý nghĩa lắm
Thăm Thành nhà Hồ rồi. Chúc bạn thành công
Hồ quý ly à
Sang thăm bạn xem thành nhà Hồ rui. Lấy chuông bốn sáu chín nha bạn. Tranh thủ qua mình chút. Mình dân Thanh Hóa đây.
Được bác ạ, đoạn đầu tưởng động đất lo quá
di tích lịch sử văn hóa của VN
Đẹp quá bác
Thành nhà Hồ nhìn đẹp